Sự khác nhau giữa Microsoft 365 và Google Workspace năm 2023

Microsoft 365 là gì ?

Microsoft 365 được biết đến là bộ công cụ điện toán đám mây giúp hỗ trợ tối đa hiệu quả làm việc và được phát triển bởi Microsoft. Giải pháp này đa phần phù hợp với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng bảng tính, tài liệu…phục vụ cả bên trong và bên ngoài tổ chức. Đồng thời, phù hợp với các đơn vị mong muốn làm việc linh hoạt kết hợp giữa offline và online qua các ứng dụng quen thuộc như Word, Excel, PowerPoint, Outlook, Teams, SharePoint …

Google Workspace là gì ?

Google chính là nhà sáng lập và phát triển bộ công cụ dựa trên nền tảng điện toán đám mây Google Workspace hay còn có tên gọi cũ là G Suite. Giải pháp này phục vụ chủ yếu cho các doanh nghiệp thường xuyên làm việc và cộng tác giữa các nhân sự với bộ ứng dụng chuyên nghiệp như Google Meet, Google Drive, Google Sheets hay Google Forms…

Bảng so sánh Microsoft 365 và Google Workspace

so sanh so luoc 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỗi gói dịch vụ của Microsoft 365 và Google Workspace sẽ có những mức giá khác nhau, dưới đây là bảng giá thực tế được áp dụng tại Việt Nam đối với các gói đăng ký dành cho doanh nghiệp:

  • Các gói của Microsoft 365 dành cho doanh nghiệp:

gia goi microsft 365 3

  • Các gói của Google Workspace dành cho doanh nghiệp

bang gia goi google workspace 3

Khả năng sử dụng

Tính khả dụng của Microsoft 365 và Google Workspace được hiểu đơn giản như sau:

  • Microsoft 365: Giao diện bắt mắt quen thuộc với hầu hết dân văn phòng, luôn cập nhật và ra mắt các phiên bản cao cấp hơn cho người dùng trải nghiệm, đa dạng trình duyệt trên nhiều thiết bị.
  • Google Workspace: Chú trọng nhiều hơn vào chức năng vớ hiệu quả làm việc liền mạch, giao diện đơn giản, gọn gàng và dễ dàng sử dụng.

Microsoft 365 bao gồm hệ thống các ứng dụng cơ bản như: Exchange Online, Word, Excel, PowerPoint, Office 365 web app, SharePoint, OneDrive, OneNote và Microsoft Teams. Còn về phía giải pháp Google Workspace cũng sẽ có những ứng dụng có chức năng tương tự:

  • Microsoft Word và Google Docs: Nếu như bản Docs của Google phù hợp với cộng tác làm việc thì Word của Microsoft 365 có thể vừa hỗ trợ cộng tác vừa dễ dàng chỉnh sửa tài liệu với 2 phiên bản Online và Offline. Ngoài ra, Word còn có rất nhiều các biểu mẫu sẵn với thiết kế bắt mắt và đa dạng chủ đề sử dụng.
  • Microsoft Excel và Google Sheets: Không một ứng dụng nào có thể vượt qua được Microsoft Excel vì các tính năng vượt trội đáp ứng các yêu cầu cao và phức tạp hơn so với Google Sheets.
  • Microsoft PowerPoint và Google Slides: Đều đáp ứng nhu cầu thuyết trình từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên PowerPoint sẽ có những được đánh giá là sử dụng dễ dàng và nhanh chóng hơn Slides.
  • Outlook và Gmail: Gmail cung cấp 30GB dung lượng lưu trữ phiên bản Starter 2 phiên bản còn lại là Standard và Plus có dung lượng lần lượt là 2TB và 5TB , bộ lưu trữ dành cho tệp đính kèm là 25MB. Tuy nhiên, giới hạn gửi trong ngày là 2000 email. Còn với Outlook hỗ trợ doanh nghiệp sử dụng email với tên miền riêng, giới hạn dung lượng lưu trữ từ 50GB đến không giới hạn tùy theo mỗi gói đăng ký với giới hạn gửi mỗi ngày là 5000 email. Toàn bộ tệp đính kèm sẽ không lưu trữ trong OneDrive.
  • OneNote – Google Keep: Là ứng dụng ghi chú của cả 2 giải pháp, OneNote giúp người dùng tạo ra một cuốn sổ ghi chép đầy màu sắc với thiết kế bắt mắt và mới lạ hơn so với Keep.
  • Sharepoint – Google Sites: Giúp người dùng chia sẻ, cộng tác cùng nhau để xây dựng và phát triển website doanh nghiệp. Nhìn chung cả 2 ứng dụng đều có những tính năng sử dụng tương đồng.
  • Microsoft Teams – Google Meet: Tổ chức các cuộc họp lên đến 300 người, cùng nhau trò chuyện và chia sẻ tài liệu, màn hình là những tính năng cơ bản có trên cả hai nền tảng. Teams được đánh giá có giao diện bắt mắt, trú trọng đặc biệt vào chat và video call làm việc từ xa. Meet có giao diện sử dụng dễ dàng.
  • Yammer – Currents: Cùng là mạng xã hội được sử dụng để giao tiếp trong doanh nghiệp cung cấp đầy đủ thông tin, thông báo và chính sách cho hệ thống nhân sự theo dõi.

Khả năng bảo mật

Xét về góc độ bảo mật, Microsoft đã chi không biết bao nhiêu tỷ đô để xây dựng tính năng này, chính vì vậy bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng giải pháp này với:

  • Security Score: Cải thiện vấn đề bảo mật thông qua hướng dẫn chi tiết.
  • Intune: Quản lý đồng thời ứng dụng và thiết bị giúp tự động hóa quy trình làm việc, cập nhật ứng dụng nhanh chóng.
  • Security Center: Giám sát đồng thời dữ liệu và thiết bị ở mọi lúc mọi nơi.
  • Data Loss Prevention: Phát hiện các thông tin nhạy cảm, ngăn chặn rò rỉ thông tin nội bộ ra bên ngoài doanh nghiệp.
  • Advanced Threat Protection: Giúp bảo vệ các cuộc tấn công có chủ đích, cung cấp và phân tích khả năng thông tin chưa mã độc.

Về phía Google Workspace, tất cả các các yếu tố bảo mật trên đều được tích hợp. Tuy nhiên, lớp bảo mật chỉ bao gồm 2 lớp còn với Microsoft 365 là đa lớp.

 

BÀI VIẾT MỚI NHẤT:

TAGS

BLOG CÔNG NGHỆ